Home » Kỹ thuật cây cảnh
Cây đào tết - Kỹ thuật trồng, chăm sóc và trồng lại sau tết
Ngày tết ở Miền Bắc hình ảnh những cành đào hay những cây đào cổ thụ được trang hoàng trong nhà đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu được. Theo quan niệm dân gian thì hoa đào không chỉ có tác dụng xua đuổi tà ma mà còn có thể mang đến nguồn sinh khí mới, giúp mọi người trong nhà luôn khỏe mạnh và bình an trong năm mới. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách chăm sóc cây đào để có một cây đào đẹp ngày tết. Dưới đây là một số kỹ thuật đơn giản giúp bạn tự trồng và chăm sóc cây đào.
1. Về đất trồng
Đào là cây không chịu úng nên cần chọn đất cao ráo, thoát nước tốt, làm đất tơi xốp, lên luống cao 25-30cm, rộng 70cm, tạo rãnh để thoát nước tốt. Bón lót phân chuồng với lượng 2-3 kg hay phân hữu cơ Đầu Trâu với lượng 1-2 kg/cây.
Tags:
Kỹ thuật cây cảnh
Khách hàng lựa chọn đào tết
1. Về đất trồng
Đào là cây không chịu úng nên cần chọn đất cao ráo, thoát nước tốt, làm đất tơi xốp, lên luống cao 25-30cm, rộng 70cm, tạo rãnh để thoát nước tốt. Bón lót phân chuồng với lượng 2-3 kg hay phân hữu cơ Đầu Trâu với lượng 1-2 kg/cây.
2. Bón phân thúc:
Sau tết, cần chuyển ngay đào ra trồng trong đất hoặc thay hỗn hợp đất mới (3-4 phần đất 1 phần phân hữu cơ). Bón lót khi trồng 3-5 kg phân hữu cơ/cây tùy theo cây lớn hay nhỏ. Đối với đào gốc sau khi thu hoạch cành bán tết cần bón 3-5 kg phân hữu cơ/cây ngay sau tết 10-15 ngày. Tưới thúc bằng cách hòa 15-25 gam phân NPK 20-20- 15+TE Đầu Trâu/10 lít nước để tưới sau khi bón phân hữu cơ 10-15 ngày. Bón thúc bằng phân NPK 20-20-15+TE hoặc NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu với lượng 50-100gam/cây, định kỳ 15-20 ngày/lần kết hợp xới đất và phun phân bón lá Đầu Trâu 501 hay 502 nhằm giúp cây để cây phát nhiều cành, tán sum xuê. Từ trung tuần tháng 10 đến tháng 11 âm lịch, tùy theo năm nhuận hay thường và tình hình sinh trưởng của cây để quyết định ngừng bón phân gốc, chỉ phun phân bón lá Đầu Trâu 701 nhằm hạn chế tăng trưởng thân lá, thúc đẩy phân hóa mầm hoa.
3. Tạo tán, tạo thế:
Việc tạo thế phải tiến hành liên tục 5-7 ngày/lần bằng cách kết hợp uốn, buộc các cành non vào với nhau hoặc vào một khung theo các thế đã định, cắt tỉa bỏ những cành ngoài ý muốn. Có thể kết hợp khắc vảy trên thân đào để tạo vẻ cổ cho cây.
4. Phòng trừ sâu, bệnh:
Nếu đào bị nhện đỏ làm vàng lá, rụng lá: Dùng luân phiên các loại thuốc: Regent 800WG; Sokupi; Sutin 5EC…Đào bị lở cổ rễ, đốm lá: Dùng Anvil 10EC; Carbenzim 50WP hay Penac P. Đào bị rệp sáp dùng Supracide…
5. Cách ép đào ra hoa đúng dịp tết:
Vào đầu đến trung tuần tháng 11 âm lịch, dùng dao khoanh 1 hay vài vòng xung quanh cành đào, thân đào để ức chế sinh trưởng thân lá, kích thích phân hóa mầm hoa. Giữa tháng 11 âm lịch, tiến hành tuốt bỏ hết lá trên cây bằng tay hay bằng cách phun Ethrel 20-25ml/10 lít nước. Với đào thế, nên đánh cây và trồng cây vào chậu trước khi tuốt lá 1-2 tháng. Phun phân bón lá Đầu Trâu 701 nhằm kích thích ra nụ, ra hoa, hoa to, cánh dày, màu đẹp. Nếu năm nào thời tiết nóng thì cần tiến hành tuốt lá muộn hơn thời điểm trên vài ngày, năm thời tiết rét nhiều thì cần tuốt lá sớm hơn vài ngày. Sau khi tuốt lá xong, nếu trời nắng nóng kéo dài, phải làm giàn che và phun nước lạnh thường xuyên toàn bộ tán cây, pha phân ure nồng độ 1% phun lên thân lá hoặc tưới nhằm hãm cho đào không ra hoa sớm. Nếu thời tiết rét kéo dài, hàng ngày cần tưới nước ấm 40-50 độ C vào quanh gốc, thắp bóng điện vào ban đêm để sưởi ấm và phun phân bón lá Đầu Trâu 901, 902 kích thích cho đào ra hoa đúng tết
6. Trồng lại đào sau tết
Sau Tết Nguyên đán, nhiều gia đình đã vội bỏ những gốc đào đi, hoặc bán rẻ cho các nhà vườn. Nhiều người cũng đã trồng lại để dùng trong dịp tết sang năm, tuy nhiên đến tết năm tới vẫn phải mua cây đào mới. Lý do vì cây mình trồng không thể chấp nhận được. Phương pháp dưới đây sẽ giúp các bạn trồng lại được cây đào và dùng cho nhiều năm sau:
Trồng lại: Đất trồng đào thích hợp là đất thịt pha sét có độ pH 7-8. Chọn chỗ đất cao ráo, thoát nước. Nhà không có đất thì trồng vào chậu to, nhớ xử lý đáy chậu thật thoát nước. Đào là cây cảnh không ưa bóng. Trước khi trồng phải bón lót bằng phân ải hoặc phân hữu cơ vi sinh. Sau tết đem trồng càng sớm càng tốt, chậm nhất là khoảng 15 tháng Giêng. Lúc trồng lấp đất vừa ngang cổ rễ, nên nhẹ đất từ xung quanh dồn vào bầu cho chặt, tưới nước đẫm. Sau đó luôn tưới đủ độ ẩm cho đến khi cây ra lá non.
Cắt sửa cành: Trồng xong, cắt ngay cành lần thứ nhất. Lần này tốt nhất là cắt bỏ gần như hết các cành chỉ để lại phần gốc và cành to ngay sát gốc. Mục đích để cành mới phát sinh nhiều, năm tới sẽ cho nhiều hoa. Nếu không cắt để cành già, năm tới hoa chỉ có ở phía ngoài đọt cành. Sau đó, mỗi tháng phải cắt nhẹ một vài lần cho đến tháng 6 âm lịch mới thôi.
Sau khi cây phát triển việc tạo dáng, thế hay tán để có một cây đào đẹp các bạn áp dụng kỹ thuật đã được hướng dẫn ở phần trên.
Trồng lại gốc đào sau tết
Tạo dáng từ những cành mới
Chúc các bạn có một cây đào đẹp!
Comments[ 0 ]
Post a Comment